IPS là gì? Công nghệ màn hình Full HD IPS là gì?

0
1576
IPS là gì

IPS hiện là một công nghệ màn hình được sử dụng nhiều trên các thiết bị điện tử như smartphone, tablet, laptop,…và được ưa chuộng bởi màu sắc rực rỡ cùng khả năng hiển thị được cải thiện. Vậy công nghệ IPS là gì? Nó có gì nổi bật? Cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa IPS

Để hiểu rõ tác dụng của màn hình IPS cũng như ưu nhược điểm của công nghệ IPS được ứng dụng trên các thiết bị điện tử, trước hết bạn cần nắm được định nghĩa IPS cùng như hiểu được IPS là gì.

IPS là viết tắt của từ gì?

Cụm từ IPS chắc chắn bạn đã bắt gặp không ít lần trên những sản phẩm điện tử cụ thể là ở phần thông số màn hình của sản phẩm. IPS là viết tắt của cụm từ In-Plane Switching – một công nghệ màn hình được ứng dụng trên màn hình LCD.

IPS là gì

IPS là gì?

IPS hay công nghệ màn hình IPS là một công nghệ được Hitachi phát triển vào năm 1996 và được ứng dụng nhiều trên màn hình LCD hiện nay.

Công nghệ màn hình IPS sử dụng điện áp để điều khiển sự liên kết của những tinh thể lỏng từ đó khắc phục những hạn chế trên những tấm nền TN.

Xem thêm :

Màn hình IPS là gì?

Định nghĩa công nghệ màn hình IPS

Công nghệ IPS mang những thành phần đặc trưng từ công nghệ LCD song các tinh thể lỏng của màn hình IPS lại được xếp theo hàng ngang, song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì đặt vuông góc vì vậy sẽ giúp giảm ánh sáng tản xạ, cho góc nhìn rộng, màu sắc đẹp.

Màn hình IPS là gì?

Với khả năng tái tạo màu sắc rực rỡ, chính xác hơn nên màn hình IPS được sử dụng cho các loại thiết bị cao cấp, thích hợp với những công việc yêu cầu khắc khe về hiển thị như thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh,….

Bên cạnh đó, công nghệ màn hình IPS cung cấp cho người dùng góc nhìn rộng hơn, lên đến khoảng 178 độ vì vậy bạn có thể trải nghiệm hình ảnh chi tiết, chất lượng mà không cần phải ngồi quan sát trực diện.

Ưu nhược điểm của công nghệ IPS

Mặc dù được phát triển để cải thiện những thiếu sót trên tấm nền TN song công nghệ màn hình IPS ngoài ưu điểm thì cũng có những nhược điểm không tránh khỏi.

  • Ưu điểm

Về ưu điểm, công nghệ IPS cho khả năng tái tạo màu sắc đẹp và chuẩn xác hơn với độ sáng cao và độ tương phản cao. Nhờ đó màu sắc hiển thị trên tấm nền IPS sẽ trung thực và sống động hơn cũng như bạn có thể dễ dàng quan sát ở nhiều điều kiện ánh sáng.

Ưu điểm về góc nhìn được mở rộng cũng mang đến cho người dùng trải nghiệm hình ảnh đạt chất lượng tốt hơn. Hình ảnh không bị biến đổi quá nhiều ở nhiều góc nhìn khác nhau.

Ưu nhược điểm của công nghệ IPS

Bên cạnh đó, công nghệ màn hình IPS cũng có thời gian phản hồi được cải thiện, giúp màn hình có tốc độ phản hồi nhanh hơn và chính xác hơn cũng như đạt chất lượng hình ảnh cao.

  • Nhược điểm

Về nhược điểm, công nghệ IPS cũng có một vài nhược điểm như chi phí. Đương nhiên do sở hữu những công nghệ hiện đại, cao cấp hơn thì chi phí sản xuất cũng sẽ cao hơn so với loại màn hình TN trước đây.

Chính vì thế những sản phẩm được trang bị tấm nền IPS cũng sẽ có giá cao hơn những sản phẩm màn hình TN. Tuy nhiên đây cũng là một mức giá hợp lý mà bạn nên bỏ ra để trải nghiệm hình ảnh với chất lượng tuyệt hảo hơn.

Ưu nhược điểm của công nghệ IPS

Một nhược điểm khác của công nghệ màn hình IPS chính là tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Do phải cải thiện chất lượng hiển thị nên màn hình IPS cần một lượng điện năng nhiều hơn so với màn hình TN hay màn hình AMOLED, dự tính màn hình IPS tiêu thụ điện cao hơn khoảng 15%.

Ngoài ra tỷ lệ tương phản của màn hình IPS khi so với màn hình AMOLED hay tấm nền VA thì vẫn chưa thực sự ấn tượng mặc dù tấm nền IPS cũng thể hiện màu đen tốt, mang đến hình ảnh có chiều sâu.

Trên đây là những thông tin hữu ích, hy vọng bạn đã biết được IPS là gì cũng như ưu nhược điểm của công nghệ màn hình IPS. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể chia sẻ với chúng tôi bằng cách bình luận dưới bài viết này nhé!

Tham khảo thêm : Tin điện thoại

Previous articleSim ghép là gì? Sử dụng sim ghép iPhone như thế nào?
Next articleMạng LTE là gì? Mạng 4G là gì? LTE có gì khác so với 4G

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here